Trong kinh doanh sản xuất thì máy móc, thiết bị, vật tư nhà xưởng,… là những tài sản cố định được sử dụng thường xuyên và sẽ hao mòn theo thời gian. Vì thế, kế toán cần phải hạch toán khấu hao tài sản cố định và ghi chép một cách đầy đủ nhất để tránh những trường hợp rủi ro cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, ROI sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về các cách hạch toán khấu hao tài sản cố định thật chính xác, giúp việc kế toán doanh nghiệp đạt hiệu quả cao!
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán khấu hao tài sản cố định thì bạn cần hiểu rõ tài sản cố định là gì và khấu hao tài sản cố định là gì.
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản được doanh nghiệp mua về và sử dụng lâu dài theo thời gian. Tài sản cố định được chia thành các loại như sau:
Tài sản cố định hữu hình: nhà xưởng, kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
Tài sản cố định vô hình: quyền sáng chế, bằng phát minh, bản quyền tác giả,…
Tài sản cố định thuê tài chính: Bao gồm các tài sản cho thuê tài chính mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.
Khấu hao tài sản cố định là khoản hao mòn làm cho giá trị của tài sản giảm dần theo thời gian, có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công ngh. Khoản khấu hao này được tính dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó.
Khấu hao tài sản cố định là giá trị tài sản bị hao mòn giảm dần theo thời gian trong quá trình sử dụng
Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định khi mua TSCĐ
Cách hạch toán khấu hao tài sản cố định sẽ phụ thuộc vào loại tài sản và hình thức sở hữu tài sản đó. Phần nội dung sau đây sẽ hướng dẫn bạn ghi khấu hao tài sản cố định một cách cụ thể nhất.
Hạch toán khấu hao tài sản cố định khi mua không phát sinh chi phí khác
Khi doanh nghiệp sở hữu tài sản cố định mua mà không phải phát sinh các chi phí khác (trả góp, lắp đặt, chạy thử, đầu tư,…) thì kế toán có thể hạch toán ngay:
Nợ tài khoản 211
Nợ tài khoản 1332
Có tài khoản 1121
Có tài khoản 331
Trong một số trường hợp, khi doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình như máy móc, thiết bị, phương tiện,… thì sẽ được tặng kèm phụ tùng thay thế hoặc thiết bị phụ trợ. Lúc này, kế toán hạch toán khấu hao như sau:
Nợ tài khoản 211
Nợ tài khoản 153
Nợ tài khoản 133
Có các tài khoản 111, 112, 331,…
Hạch toán khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp
Khi tài sản cố định được mua về sử dụng ngay nhưng doanh nghiệp thực hiện trả góp, trả chậm thì kế toán ghi như sau:
Nợ tài khoản 211
Nợ tài khoản 133 (và 1332 nếu có)
Nợ tài khoản 242
Có các tài khoản 111, 112, 331.
Định kỳ, khi thanh toán tiền cho người bán, thì ghi:
Nợ tài khoản 331
Có các tài khoản 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ thì ghi:
Nợ tài khoản 635
Có tài khoản 242
Hạch toán TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng
Trong trường hợp tài sản cố định hữu hình được tặng, tài trợ, biếu và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh thì ghi:
Nợ tài khoản 211
Có tài khoản 711
Khi phát sinh các chi phí khác liên quan trực tiếp đến tài sản được tài trợ, biếu, tặng,… tính vào nguyên giá thì ghi:
Nợ tài khoản 211
Có các tài khoản 111, 112, 331,…
Hạch toán TSCĐ hữu hình là nhà cửa, kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất
Khi hạch toán khấu hao tài sản cố định là nhà cửa, công trình kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì ghi:
Nợ tài khoản 211
Nợ tài khoản 213
Nợ tài khoản 133
Nợ tài khoản 111, 112, 331,…
Hạch toán khấu hao tài sản cố định khi mua TSCĐ
Khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng
Việc hạch toán các khoản chi phí trích khấu hao TSCĐ sẽ được tổng hợp vào cuối tháng. Trong đó, các chi phí khấu hao được phân bổ như sau:
Nợ tài khoản 154 – Bộ phận sản xuất (Theo Thông tư 133)
Nợ tài khoản 6421 – Bộ phận bán hàng (Theo Thông tư 133)
Nợ tài khoản 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo Thông tư 133)
Nợ tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo Thông tư 200)
Nợ tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo Thông tư 200)
Nợ tài khoản 641 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo Thông tư 200)
Nợ tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp(Theo Thông tư 200)
Có tài khoản 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình
Có tài khoản 2142, 2143, 2147 (tùy từng loại tài sản cố định)
Các kế toán cũng cần phải biết nhiều quy định về cho thuê tài chính để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Hạch toán giảm tài sản cố định
Khi doanh nghiệp thanh lý hoặc nhượng, bán lại tài sản cố định:
Nợ các tài khoản 111, 112, 131,…
Có tài khoản 711
Có tài khoản 3331
Nếu không tách ngay được thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán tiến hành ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý như sau:
Nợ tài khoản 214
Nợ tài khoản 811
Có tài khoản 211
Cách hạch toán khi thanh lý, bán, nhượng lại tài sản cố định
Trên đây Roi.vn đã điểm qua các nội dung chính về hạch toán khấu hao tài sản cố định. Nếu các bạn thấy hay thì hãy theo dõi bài viết nhé, đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu các bạn muốn góp ý cho chúng tôi!
Bình luận về chủ đề post