Giảm phát là gì? Giảm phát có lợi hay có hại? Giảm phát là một trong những cụm từ thường gặp khi phân tích về tình hình kinh tế. Vậy giảm phát là gì? Những ảnh hưởng của giảm phát trong nền kinh tế, mối liên quan giữa giảm phát và suy thoái sẽ được mình chia sẻ cụ thể qua bài viết sau đây!
Giảm phát là gì?

Giảm phát là thuật ngữ chỉ sự giảm liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Giảm phát được cho là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.
Tương tự như lạm phát, giảm phát được tính thông qua mức tăng giảm tương đối của chỉ số giá tiêu dùng CPI (%). Giảm phát giúp tăng giá trị của tiền và khiến cho việc sở hữu tiền trở nên phổ biến nhưng đồng thời mang lại những rủi ro, hậu quả thậm chí còn trầm trọng hơn cả lạm phát.
Giảm phát có lợi hay có hại?
Giảm phát do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính của giảm phát lại chính là sự suy giảm của cầu. Theo mô hình cung cầu cơ bản, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, lượng hàng hóa vẫn như cũ thậm chí còn bị thừa dẫn đến giá hàng hóa giảm. Việc này dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho nền kinh tế.
Đối với ngành sản xuất, việc giá hàng hóa sụt giảm làm cho doanh thu của các công ty sẽ ít đi dẫn đến mất động lực sản xuất. Việc trả công cho nhân viên cũng như vậy, với lượng doanh thu giảm mà vẫn phải giữ nguyên chi phí nhân công, dần dần các công ty sẽ không còn đủ kinh phí nữa và điều tất yếu sẽ xảy ra là thất nghiệp.
Với nền tài chính, đồng nội tệ tăng giá trị sẽ làm cho nhiều người muốn giữ tiền mặt hơn là đi tiêu xài. Chính điều này làm cho các dòng chảy tiền tệ bị ứ đọng, cầu đã giảm còn giảm hơn. Cung nội tệ thiếu, các dòng vốn bị tắc nghẽn làm cho các doanh nghiệp trên thị trường thiếu vốn để đầu tư.
Nhìn chung
Ngay cả khi với một doanh nghiệp tìm đủ nguồn tiền để đi vay, giảm phát cũng kìm kẹp lại quyết định đi vay của doanh nghiệp đó do giá trị khoản vay ngày càng tăng. Điều này cũng được áp dụng đối với các món nợ hiện tại sẽ càng ngày tăng trong tương lai của doanh nghiệp.
Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, thì giảm phát sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.
Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận, đóng cửa các nhà máy, thất nghiệp gia tăng, giảm thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân.
>>>Xem thêm: Cổ phiếu ESOP là gì? Điều kiện, lợi ích khi phát hành ESOP
Mối quan hệ giữa suy thoái và giảm phát

Giảm phát thường xảy ra trong và sau thời kì suy thoái kinh tế. Khi một nền kinh tế trải qua một cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng nghiêm trọng, sản lượng kinh tế chậm lại do nhu cầu cho tiêu dùng và đầu tư sụt giảm.
Điều này dẫn đến sự sụt giảm giá tài sản nói chung vì các nhà sản xuất buộc phải thanh lý hàng tồn kho mà mọi người không còn muốn mua. Người tiêu dùng và các nhà đầu tư cũng bắt đầu nắm giữ tiền để dự trữ như một cách phòng chống tổn thất tài chính gia tăng. Xu hướng tiết kiệm càng tăng, lượng tiền dùng cho chi tiêu càng ít khiến cho tổng cầu càng giảm hơn nữa.
Nguyên nhân của giảm phát
– Tổng cầu: Tổng cầu xã hội giảm cụ thể ở vốn đầu tư nước ngoài giảm, đầu tư trong nước thấp. Thu nhập thực tế của công dân giảm làm sức mua thị trường kém. Tổng cầu giảm kéo theo suy théo kinh tế và thất nghiệp. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát.
– Sự tương quan giữa các nhân tố cung tiền và tổng cung, cầu tiền và tổng cầu: thắt chặt quá mức chính sách tiền tệ thường kéo theo nợ nần và đổ vỡ của các ngân hàng thương mại, tín dụng ngưng trệ tạo nên áp lực giảm phát.
– Sai lầm trong điều hành vì mô: áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều như thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức.
>>>Xem thêm: Chỉ báo MFI là gì? Kỹ thuật sử dụng chỉ báo MFI trong giao dịch
Cách khắc phục giảm phát

Giảm phát là một khía canh thuộc về kinh tế vĩ mô. Vì vậy, đề khắc phục giảm phát, chính sách của chính phủ đóng vai trò quyết định. Một số chính sách dưới đây sẽ giúp tăng tổng cầu hoặc giảm tổng cung. Từ đó, khắc phục tình trạng giảm phát của nền kinh tế.
Tăng cung tiền bằng cách in thêm tiền mặt đưa vào nền kinh tế. Giá trị của nội tệ sẽ làm xuống và cải thiện tình trạng giảm phát.
Giảm thuế thu nhập để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, cũng nhu người lao động trong thời điểm khó khăn.
Tăng lãi suất giúp kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Từ đó, các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy hoạt động sản xuất của mình.
>>>Xem thêm: Take profit là gì? Bật mí cách chốt lời hiệu quả cho trader
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Giảm phát là gì? Giảm phát có lợi hay có hại? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (vaytaichinh, timviec365,…)
Bình luận về chủ đề post