Các nền tảng Launchpad hiện nay đang ngày càng xuất hiện nhiều trên các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn, bởi đây là cách tốt nhất để các dự án blockchain mới có thể thu hút thêm nhà đầu tư. Vậy Launchpad crypto là gì? Có nên đầu tư vào các nền tảng Launchpad không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc!
Mục lục
1. BHOPad
BHOPad là một trong các nền tảng launchpad mới ra mắt của BHO, được kế thừa và cải tiến từ những launchpad thành công trước đó trên thị trường. BHOPad hướng tới multi-chain nhằm hỗ trợ đa mạng tạo sự thuận tiện cho các nhà đầu tư.
Cơ chế hoạt động của nền tảng BHOPad là sự kết hợp giữa 3 launchpad kể trên. Staking trên nền tảng này được chia thành 6 level khác nhau cùng các pool weight tỉ lệ thuận với level staking.
Ưu điểm:
Điểm khác biệt lớn nhất của BHOPad là không sử dụng cơ chế xổ số mà là Guaranteed Allocation, trong đó các nhà đầu tư khi đạt level staking tối thiểu sẽ nhận được suất IDO và các suất IDO sẽ được phân bổ công bằng theo pool weight với từng level cụ thể.
Level staking thấp nhất của BHOPad chỉ yêu cầu nhà đầu tư staking tối thiểu 50.000 BHO, tương đương 140 USD tính theo giá tại thời điểm bài viết này. Nói cách khác, chỉ với 140 USD, nhà đầu tư đã cầm chắc cơ hội đầu tư IDO.
Để bảo vệ nhà đầu tư, BHOPad đã áp dụng chính sách hoàn tiền giống như các launchpad lớn và lâu đời là Seedify, Polkastarter hay TrustPad.
Để tạo sự thuận tiện cho người dùng và bảo mật thông tin cá nhân, BHOPad không yêu cầu các nhà đầu tư phải xác minh danh tính thông qua KYC.
Nền tảng BHOPad mang đến giải pháp 3 trong 1 giúp các công ty khởi nghiệp blockchain giải quyết những khó khăn cụ thể. Đây không chỉ là nền tảng hỗ trợ tài chính cho các công ty khởi nghiệp mà còn cung cấp một nguồn lực hoạt động chất lượng và tư vấn hoạch định chiến lược cho các dự án.
Khi triển khai dự án trên BHOPad, mỗi người tham gia đều sẽ được tiếp cận với một cộng đồng mạng xã hội rộng lớn của BHO Network ở nhiều quốc gia, cũng như có cơ hội tiếp xúc cùng một cộng đồng nhà đầu tư với hơn 10.000 đối tác truyền thông và 100.000 thành viên.

2. Binance launchpad
Trên thế giới hiện nay, Binance đang là sàn giao dịch có độ uy tín và mức độ phổ biến cao. Binance sở hữu một lượng volume giao dịch hàng ngày với những con số khổng lồ. Và Binance Launchpad được ra đời với mong muốn hỗ trợ các dự án tiền mã hóa mới có tiềm năng huy động được thêm nhiều nguồn vốn.
Ưu điểm:
Là một sàn giao dịch lớn và uy tín nhất hiện nay.
Có quy trình kiểm định chặt chẽ đối với các dự án mới muốn launchpad trên sàn.
Để tham gia vào Binance Launchpad, các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số BNB tương đối nhỏ.
Hiện đã có rất nhiều dự án nổi tiếng trên crypto “xuất thân” từ sàn Binance Launchpad.
Các nhà đầu tư được cho phép bán những token đang niêm yết trên sàn Binance sau đợt tăng giá Launchpad.
Hạn chế:
Vì Binance liên kết chặt chẽ với nhiều nền tảng Launchpad khác nên điều này đã khiến cho danh mục đầu tư bị kém đa dạng.

3. Kucoin
Kucoin thường được xem là phiên bản Binance Launchpad thứ 2. Nền tảng Kucoin Spotlight cho phép các nhà đầu tư là những người đầu tiên tham gia vào các dự án trước khi chúng được công khai niêm yết trên sàn.
Ưu điểm:
Các nhà đầu tư được cho phép bán token ngay khi nó vừa được niêm yết.
Nền tảng có giao diện vô cùng đơn giản và trực quan.
Các dự án mới trên nền này đều chất lượng và uy tín dựa trên các chỉ số kiểm tra của Kucoin.
Để tham gia, các nhà đầu tư chỉ cần sở hữu một lượng nhỏ KCS.
Hạn chế:
Các dự án trên Kucoin Spotlight trên thực tế đều hoạt động kém hiệu quả.

4. Polkastarter
Thuộc hệ sinh thái Polkadot, PolkaStarter là nền tảng kêu gọi vốn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm token Cross-chain và Parachain Auction. Dựa trên dự án mẹ của nó, PolkaStarter đã trở thành một Launchpad cho các dự án mới theo hướng phi tập trung.
Ưu điểm:
Người dùng không cần cung cấp về KYC.
Nền tảng cung cấp một cộng đồng gây quỹ một cách mạnh mẽ.
Thu hút hơn 200.000 nhà đầu tư.
Hạn chế:
Đòi hỏi các nhà đầu tư phải có hiểu biết về phi tập trung.
Người tham gia sẽ phải bỏ ra một số lượng POL khá lớn.

5. Marker DAO
Được vận hành trên Ethereum Blockchain, MakerDAO là ứng dụng cung cấp quyền được vay và cho vay phổ biến. Vào năm 2019, Maker DAO Pad được ra đời đã cho phép các dự án mới bán token ERC-20 cho nhà đầu tư.
Ưu điểm:
Phần lớn các dự án trên nền tảng đều tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Cho phép bán token ngay sau khi staking DAO và không quy định thời gian khóa cụ thể.
Bên cạnh lợi nhuận tham gia dự án mới, nhà đầu tư còn được hưởng 0,23% APY khi nắm giữ số DAO cố định
Hạn chế:
Nhà đầu tư cần khóa tối đa 500 DAO để bán token của dự án mới, .
Mỗi nhà đầu tư đều cần phải có kiến thức về mạng và ví Ethereum.

6. PancakeSwap
PancakeSwap là một nền tảng trao đổi phi tập trung (DeFi), được vận hành trên Binance Smart Chain (BSC). Sự ra đời của PancakeSwap IFO nhằm giúp các nhóm khởi nghiệp trên BSC huy động nguồn vốn cho các dự án của họ.
Ưu điểm:
Người dùng sẽ không cần thực hiện KYC.
Các dự án có thể tạo ra phần lợi nhuận đáng kể chỉ trong vài giờ đầu tiên sau khi niêm yết.
Được phép bán token ngay lập tức khi chúng được niêm yết lên sàn giao dịch.
Hạn chế:
Người mua với số lượng lớn sẽ bị đánh thuế ở mức 0,5%.
Người dùng cần có những kiến thức nhất định về DeFI.
Có nguy cơ mất tiền do CAKE và BNB thường biến đổi theo xu hướng thị trường.
Để tạo hồ sơ trên sàn, người dùng cần tốn một khoản phí là 1,5 CAKE.

7. Skyward Finance
Vào năm 2021, Skyward Finance đã cho ra mắt nền tảng huy động vốn cộng đồng mới cho nhà đầu tư là Launchpad of Skyward Finance. Nó được ra đời nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nhà đầu tư cũng như giúp nhà đầu tư tìm thấy các dự án mới để đầu tư vào.
Ưu điểm:
Cung cấp những dự án IDO đầu tiên trên nền tảng NEAR Protocol, giúp dự án mới tiếp cận với nguồn vốn từ cộng đồng một cách dễ dàng.
Giúp nhà đầu tư sớm tiếp cận được với dự án tiềm năng trước khi được niêm yết.
Nền tảng cung cấp đa dạng các tính năng như trò chuyện giữa các nhà đầu tư với các doanh nghiệp (kết nối cá nhân).
Hạn chế:
Nền tảng mới được ra đời năm 2021 nên còn chưa tiếp cận được với nhiều nhà đầu tư.

8. Launchpool
Được ra mắt vào tháng 2/ 2021, Launchpool hiện đang phát triển trên nền tảng IDO với định hướng đặt cộng đồng làm trung tâm. Tiêu chí của Launchpool là mang lại Launchpad công bằng cho các bên tham gia.
Nền tảng này luôn đảm bảo sẽ mang đến cho nhà đầu tư các dự án hoàn thiện nhất. Ngoài ra, Launchpool cũng là dạng Cross-chain và cho phép dự án được huy động nguồn vốn từ nhiều mạng lưới như: Ethereum hay Binance Smart Chain.
Ưu điểm:
Dù mới ra mắt nhưng nền tảng này đã huy động được nguồn vốn hơn 5 triệu USD cho 20 dự án mới.
Thu hút số lượng hơn 15.000 nhà đầu tư tham gia.
Cộng đồng của toàn bộ dự án là hơn 35.000 người.
Hạn chế:
Vì còn là một nền tảng khá trẻ nên chưa thể xác định được chính xác tiềm năng và rủi ro thực tế.

9. TrustSwap
Không chỉ là một nền tảng launchpad, TrustSwap còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển token và đã tạo ra một cộng đồng cam kết xung quanh hệ sinh thái TrustSwap.
Ưu điểm: TrustSwap đã thiết kế được một cộng đồng cam kết xung quanh hệ sinh thái của nền tảng này.
Hạn chế: Nhà đầu tư cần khóa ít nhất 4.000 SWAP để có thể tham gia dự án mới.

10. DuckSTARTER
DuckSTARTER là một dự án launchpad mới của Duck DAO vào đầu năm 2021. Sứ mệnh của nền tảng này là cầu nối cuối cùng trước khi token được niêm yết công khai trên các sàn giao dịch khác. Một số dự án gây chú ý trong thị trường của Duck DAO có thể kể đến như Bondly, Fyooz, Base Protocol,…
Ưu điểm:
Thông qua hệ thống quản trị mã hóa và công nghệ hợp đồng thông minh, DuckSTARTER sẽ giúp người dùng tăng tiềm năng thu về lợi nhuận cao.
Dự án chỉ cung cấp một nền tảng duy nhất để quản lý tài sản phi tập chung nên người dùng có cơ hội phát triển nhanh chóng theo thời gian.

Trên đây là thông tin dành cho bạn về các nền tảng Launchpad uy tín nhất năm 2022. Chúng tôi tin chắc rằng, sau khi có những kiến thức nhất định về các nền tảng trên, bạn sẽ tìm được sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho mình. Chúc bạn đầu tư thật thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận nhé !